Hải sản Na Uy tiếp cận thị trường Việt Nam

Trong khuôn khổ triển lãm Food & Hotel 2022 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn vừa qua, Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) đã giới thiệu đến khách thăm quan, đối tác kinh doanh tại Việt Nam các loại hải sản cao cấp của Na Uy.

Đơn vị này cũng tự hào là nhà tài trợ kim cương cho cuộc thi nấu ăn thường niên Viet Nam Culinary Challenge 2022 (Cuộc thi Thử thách Ẩm thực Việt Nam) cùng với việc tổ chức sự kiện Norwegian Seafood Dinner (Bữa tiệc hải sản Na Uy) để đánh dấu sự có mặt của hải sản Na Uy tại thị trường Việt Nam.

ong-orjan-olsen-truong-bo-phan-nghien-cuu-phat-trien-thi-truong-nsc-trao-giai-cho-dau-bep-doat-giai-viet-nam-culinary-challenge-2022-1671585693.JPG

Ông Ørjan Olsen, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Phát triển Thị trường (NSC) trao giải cho đầu bếp xuất sắc tại cuộc thi Thử thách Ẩm thực Việt Nam

Food & Hotel Expo 2022 là hội chợ đầu tiên Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) giới thiệu Hải sản Na Uy cao cấp tại Việt Nam, nổi bật với cua hoàng đế. NSC cũng vinh dự tài trợ Cuộc thi Thử thách Ẩm thực Việt Nam năm 2022 và trao phần thưởng chiến thắng cho các đầu bếp trẻ tài năng của Việt Nam. Hội chợ đồng thời là dịp đặc biệt để Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) nhấn mạnh thông điệp: người tiêu dùng Việt Nam có thể mua hải sản đảm bảo và chính hãng từ Na Uy.

gian-hang-cua-nsc-tai-hoi-cho-food-hotel-2022-1671585755.JPG

Gian hàng của Hội đồng Hải sản Na Uy tại Hội chợ Food & Hotel 2022

ba-hilde-solbakken-dai-su-na-uy-tai-viet-nam-phat-bieu-tai-chuong-trinh-1671585770.JPG

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam phát biểu tại sự kiện

Phát biểu khai mạc chương trình, bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam nhấnmạnh,, Việt Nam và Na Uy đã có mối quan hệ ngoại giao 51 năm và cũng chừng đó thời gian hợp tác trong lĩnh vực thủy hải sản. Cả hai quốc gia đều thuộc danh sách các nước xuất khẩu thủy hải sản hàng đầu thế giới. “Chúng tôi biết rằng Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ thủy hải sản hàng đầu thế giới với 37kg/người/năm trong khi Na Uy vinh dự được cung cấp cho hơn 37 bữa ăn mỗi ngày tại 150 quốc gia trên thế giới. Thế giới ngày càng gia tăng về nhu cầu thức ăn, đòi hỏi chúng ta phải gia tăng sản xuất để đáp ứng được nhu cầu đó. Song chúng ta cần sản xuất sao cho để đảm bảo Trái đất được phát triển bền vững. Và giá trị cốt lõi của ngành công nghiệp thủy hải sản Na Uy chính là phát triển có trách nhiệm và bảo vệ vòng tuần hoàn tự nhiên của mọi sinh vật trong thiên nhiên. Chúng tôi hy vọng không chỉ được cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nguồn hải sản chất lượng và uy tín mà còn có thể hợp tác hơn nữa với các bạn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái biển, từ đó giúp đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp thủy hải sản”, bà Hilde nói.

ong-asbjorn-warvik-rortveit-giam-doc-khu-vuc-dong-nam-a-hoi-dong-thuy-san-na-uy-nsc-1671585806.JPG

Ông Asbjorn Warvik Rortveit, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) phát biểu tại sự kiện

Ông Asbjorn Warvik Rortveit, Giám đốc khu vực Đông Nam Á, Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) cũng cho biết, trong năm 2023, NSC sẽ tăng cường các hoạt động quảng bá tại Việt Nam để đông đảo người tiêu dùng biết đến sự hiện diện của hải sản Na Uy, cũng như xây dựng những chương trình gặp gỡ, kết nối và xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hai nước. Bất kỳ doanh nghiệp nhập khẩu nào của Việt Nam cũng có thể đăng ký sử dụng logo “Seafood from Norway” (Hải sản từ Na Uy) để gắn lên các sản phẩm của mình. Quy trình đăng ký đơn giản sẽ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khi nhu cầu về minh bạch nguồn gốc sản phẩm đang càng lên cao ở thị trường Việt Nam.

ong-orjan-olsen-truong-bo-phan-nghien-cuu-phat-trien-thi-truong-nsc-phat-bieu-tai-su-kien-1671585835.JPG

Ông Ørjan Olsen, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Phát triển Thị trường (NSC) tại sự kiện

Ông Ørjan Olsen, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Phát triển Thị trường (NSC), đã chia sẻ những con số để cho thấy tại Việt Nam, lượng tiêu thụ thủy hải sản đang ngày càng tăng, trong khi lượng xuất khẩu càng giảm. Do đó, Việt Nam là thị trường hấp dẫn với các nhà xuất khẩu hải sản Na Uy. Lượng nhập khẩu hải sản Na Uy tại Việt Nam luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á song về mặt giá trị thì lại xếp sau Thái Lan. Theo đó,Hội đồng Hải sản Na Uy thời gian tới sẽ tích cực đồng hành với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam gia tăng giá trị kinh tế, đồng thời đảm bảo nguồn gốc và chất lượng.

cac-doanh-nghiep-xuat-khau-na-uy-trao-doi-voi-cac-nha-nhap-khau-viet-nam-1671585860.JPG
cac-doanh-nghiep-xuat-khau-na-uy-trao-doi-voi-cac-nha-nhap-khau-viet-nam-3-1671587910.JPG

Doanh nghiệp xuất khẩu hải sản Na Uy trao đổi với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

Na Uy là quốc gia luôn tập trung vào tính bền vững trong việc phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, điều này rất quan trọng khi thúc đẩy thủy sản của Na Uy trong thị trường xuất khẩu toàn cầu. Mô hình của Na Uy thành công đến mức đất nước này hiện đang quản lý một số trữ lượng cá trích và cá tuyết lớn nhất trên thế giới, cùng với các loài khác cũng phát triển rất mạnh mẽ.

Na Uy cũng tiên phong về tính bền vững trong nhiều thập kỷ, truyền cảm hứng cho các quốc gia khác đưa ra luật để bảo vệ nguồn cá và xuất khẩu chuyên môn quản lý nghề cá của họ sang các quốc gia đánh cá chưa phát triển, tìm cách xây dựng và duy trì nguồn lợi thủy sản thành công và bền vững.

cac-doanh-nghiep-xuat-khau-na-uy-trao-doi-voi-cac-nha-nhap-khau-viet-nam-2-1671585873.JPG

Đông đảo doanh nghiệp nhập khẩu hải sản Việt Nam quan tâm đến các sản phẩm xuất khẩu của Na Uy

Việc thành lập Hội đồng Thủy sản Na Uy vào năm 1991 là một trong những chìa khóa thành công chính. Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) đã phát triển nhãn hiệu “Seafood from Norway” (Hải sản từ Na Uy), được quảng bá trên toàn cầu, đảm bảo khách hàng tiếp cận được các loại thủy sản có nguồn gốc từ Na Uy và các giá trị khác đi kèm.

Là nước xuất khẩu hải sản lớn thứ hai thế giới với chiều dài bờ biển 101.000 km, Na Uy cung cấp 37 triệu bữa ăn hải sản hàng ngày cho 150 quốc gia trên toàn cầu. Quản lý có trách nhiệm các nguồn tài nguyên biển là cốt lõi của ngành thủy sản Na Uy. Quốc gia thủy sản này đã chuyển từ đánh bắt tự do sang quy định nghiêm ngặt bằng cách học hỏi từ quá khứ và thiết lập tiêu chuẩn về quản lý đại dương bền vững.

Na Uy đã xuất khẩu thủy sản trị giá 14,4 tỷ NOK (~1,4 tỷ USD) trong tháng 11 năm 2022, tăng 2,3 tỷ NOK (~230 triệu USD), tương đương tăng 19% so với cùng tháng năm ngoái. Tính từ đầu năm, Na Uy đã xuất khẩu thủy sản trị giá 138 tỷ NOK (~ 13,8 tỷ USD), tăng 29,2 tỷ NOK (~2,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

"Giá trị xuất khẩu trong tháng 11 cao thứ ba từ trước đến nay trong một tháng và khẳng định rằng thủy sản Na Uy vẫn có vị thế vững chắc trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không phải do khối lượng lớn hơn mà là do giá cao hơn. Nhu cầu về thực phẩm lên cao và chi phí gia tăng đã góp phần đưa giá cả lên cao trong toàn bộ chuỗi giá trị cung ứng - Christian Chramer, Giám đốc điều hành của Hội đồng Thủy sản Na Uy cho biết.

Ông Odd Emil Ingebrigtsen, Bộ trưởng Bộ Thủy sản Na Uy cho biết: “Đây là một tin tuyệt vời cho xuất khẩu thủy sản. Nửa đầu năm 2021 là nửa năm tốt nhất từ trước đến nay đối với xuất khẩu thủy sản. Nếu như không có đại dịch Covid-19 toàn cầu, Na Uy có thể đạt được con số thành công hơn thế.”

Mai Hạnh