3 thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng có cái tên “khó đọc”, mỗi nơi phát âm 1 cách

Bạn có từng đi du lịch ở vùng/miền khác, muốn mua dầu gội, hay chai bia mà rất khó khăn để gọi đúng tên nhãn hiệu cho người bán hàng? Không ít người tiêu dùng gặp rắc rối khi phát âm tên các nhãn hiệu nước ngoài. Đó cũng chính là một vấn đề ảnh hưởng đến độ nhận diện của các thương hiệu

Thương hiệu là linh hồn của doanh nghiệp, đóng vai trò quan  trọng trong việc xây dựng bản sắc và quyết định sự thành bại của một thương hiệu trong thị trường. Để có được vị trí nhất định trên thị trường và trong tâm trí người tiêu dùng, tên thương hiệu là yêu tố đầu tiên.

Thế nhưng, khi thương hiệu phát triển ra quốc tế, ở các quốc gia khác nhau, cái tên có thể lại là một “vấn đề”. Bởi cách phát âm của mỗi địa phương, đất nước khác nhau. Rắc rối này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương hiệu.

Chính vì thế, rất nhiều các công ty đã chi không ít tiền để thực hiện các chiến dịch “educate” cách đọc tên thương hiệu, sao cho thân thiện và tiếp cận được với người tiêu dùng hiệu quả nhất. Ở Việt Nam, các thương hiệu nước ngoài cũng gặp nhiều phen rắc rối khi tên thương hiệu khó đọc chuẩn xác, thậm chí, mỗi vùng miền, địa phương lại có một kiểu đọc tên thương hiệu khác nhau.

Head & Shoulders – mỗi địa phương phát âm một kiểu

Đất nước Việt Nam trải dài, mỗi vùng miền lại có phương ngữ đặc trưng và tiếng Anh vẫn chưa phổ biến ở những vùng nông thông, ngoại thành. Head& Shoulder là một nhãn hiệu dầu gội đến từ Mỹ với cái tên khác dài, và “dễ đọc nhầm”. Ở mỗi vùng miền, thương hiệu này lại được biến tấu một cách phát âm khác nhau, đậm chất địa phượng như “hết sầu đơ”, “đét èn sâu” hay “hít sô đa”….

3 thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng có cái tên “khó đọc”, mỗi nơi phát âm 1 cách - Ảnh 1.

Thay vì cố gắng giúp người tiêu dùng phát âm chuẩn tên thương hiệu, Head & Shoulder lại từng tung ra một TVC tổng hợp những cách gọi “địa phương hóa” tên thương hiệu với thông điệp “ tự tin gọi Head & Shoulders bằng bất cứ tên nào”. TVC tổng hợp những cách gọi tên vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng ở các địa phương nhằm nhấn mạnh: tất cả những cách gọi tên khách hàng đều không sai và đều dùng để chỉ sản phẩm dầu gội sạch gàu, mát lạnh của thương hiệu.

Chiến dịch đã thắng được cảm tình lớn của nhóm người tiêu dùng mục tiêu, khi thương hiệu đã chấp nhận sự khác biệt của người tiêu dùng, không cố gắng họ phải nhớ thêm bất cách gọi nào khác.

Huyndai đọc chính xác là “Hân-đê”

HUyndai là một hãng xe tới từ Hàn Quốc. Nguyên gốc từ tiếng Hàn, nên tên thương hiệu Huyndai dễ bị phát âm sai khi xâm nhập các thị trường phương Tây, các quốc gia sử dụng hệ chữ cái Latinh.

3 thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng có cái tên “khó đọc”, mỗi nơi phát âm 1 cách - Ảnh 2.

Ở thị trường Việt Nam, khách hàng thường sẽ phát âm thành “Hun-đai” hoặc “Hun-đay” và nhiều kiểu phát âm “lệch” khác tùy theo phương ngữ… Trước tình hình tên gọi của hãng xe quốc gia bị biến tấu nhiều kiểu, thương hiệu đã tung ra một chiến dịch vào năm 2009 nhắm giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới cso thể ghi nhớ cách đọc tên Huyndai một cách chính xác. TVC hướng dẫn cách đọc tên Huyndai là 1 trong 4 quảng cáo của Huyndai được phát sóng trong thời gian diễn ra đại sự kiện Superbowl tại Mỹ. Với slogan “It’s Hyundai, like Sunday” ở cuối video, Huyndai kết nối 1 từ tiếng Anh “toàn dân” mà ai cũng có thể đọc đúng – Sunday với cách phát âm chuẩn của tên thương hiệu. Người tiêu dùng có thể thay âm /s/ bằng âm /h/ là có thể phát âm đúng tên gọi của thương hiệu 1 cách dễ dàng hơn.

Carlsberg – thương hiệu bia tuyệt hảo, nhiều người thích nhưng không phải ai cũng có thể đọc đúng tên

Carlsberg là một trong những thương hiệu bia nổi tiếng nhất trên thế giới và được người tiêu dùng Việt đón nhận. Năm 2022, Carlsberg lưu lại hành trình 175 năm ủ luyện chất bia “có lẽ là ngon nhất trên thế giới”. Trong hành trình ấy, Carlsberg cũng cần nhìn nhận lại độ nhận diện thương hiệu của Carlsberg tại một thị trường tiềm năng như Việt Nam. Dường như độ phủ rộng của Carlberg tại Việt Nam chưa được như kỳ vọng, và 1 trong nững yếu tố để giúp thương hiệu cải thiện tình hình chính là cách đọc tên thương hiệu.

Cũng như nhiều thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam, cái tên Carlsberg không dễ để phát âm đúng. Không ít người đọc Carlsberg là “cát bớt”, “ca bơ”, hay “cao bao”… Đó là một bài toán về nhận diện thương hiệu mà hãng bia đến từ Đan Mạch cần tìm ra lời giải.

3 thương hiệu nổi tiếng thế giới nhưng có cái tên “khó đọc”, mỗi nơi phát âm 1 cách - Ảnh 3.

Nhân dịp kỉ niệm 175 hành trình, Carlsberg đã tổ chức một sự kiện để mời người sành bia Việt Nam thưởng thức ly bia lạnh miễn phí thông qua các hoạt động trải nghiệm thú vị. Lần đầu tiên một chiếc “beer-board” được dựng lên, cho phép người dùng thử đọc tên thương hiệu và thưởng thức ly bia hương vị tuyệt hảo tại chỗ khi đọc chuẩn.

Không chỉ có hoạt động trải nghiệm trực tiếp beer-board mà AI nhận diện giọng nói còn được áp dụng trên cả website riêng biệt trong chiến dịch lần này để nhiều khách hàng cùng tương tác và trải nghiệm hương vị tuyệt hảo của thương hiệu bia Đan Mạch.

Nhân kỷ niệm 175 năm phát triển với phương châm vì một hiện tại tốt đẹp và một tương lai tươi sáng hơn, Carlsberg ra mắt dòng sản phẩm chủ lực tại Việt Nam – Carlsberg Danish Pilsner. Được ủ nấu từ những hạt đại mạch cao cấp cùng men bia đặc trưng của Carlsberg, Carlsberg Danish Pilsner mang đến một vị bia cao cấp, đồng thời cổ vũ cho tư duy cầu tiến và hiện đại của người trẻ Việt trên hành trình truyền cảm hứng phía trước.

Để biết thêm thông tin về Carlsberg, vui lòng truy cập tại đây .