VIỆT NAM MỞ RỘNG GIAO THƯƠNG TRONG LĨNH VỰC F&B VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ

Với mục tiêu thúc đẩy phát triển và định hướng cũng như mở rộng giao thương cho chuỗi giá trị trong lĩnh vực F&B tại thị trường Việt Nam, dự án Cộng đồng Nhà hàng Ẩm thực (Culinary & Restaurant Community - CRC) thực hiện sứ mệnh của Chi hội Nhà hội Nhà hàng Việt Nam, tăng cường kết nối tạo ra giá trị trong ngành và khẳng định vị thế ngành Nhà hàng, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Ngày 20/4, Chi hội Nhà hàng Việt Nam - RAV (trực thuộc Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam - VCCA), Khoa Du lịch - Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) hợp tác cùng HTS Group và Hiệp hội Du lịch Ẩm thực Thế giới (WFTA) tổ chức Chuỗi Hội thảo CRC - theRESTAURANT Leadership x FoodTreX Vietnam.

1-1713676099.png

Hội thảo xoay quanh 6 chủ đề, gắn với 5 trụ cột: Vai trò của Văn hóa Ẩm thực; Chiến lược và lộ trình; Vai trò của Hệ thống đánh giá xếp hạng nhà hàng; Phát triển hoạt động Cộng đồng và hệ sinh thái, Vận hành xuất sắc và nâng cao năng suất kinh doanh Nhà hàng.

Bởi sau Covid 19 và tình suy thoái kinh tế, doanh thu ngành F&B năm 2023 tăng 11,7% và đang nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, nhiều nhà đầu tư chuyển dịch từ các ngành khác, một số nhà đầu tư trong ngành cũng quyết chọn 2024 là cơ hội để mở rộng thị phần. Chính vì thế, các Chủ doanh nghiệp & Nhà cung ứng đang sẽ phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh.

Sự kiện quy tụ 30 Doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia trong các lĩnh vực cùng thảo luận và trao đổi về cơ hội cũng như hành trình đưa Việt Nam trở thành “Kinh đô Ẩm thực” Thế giới.

2-1713676109.png

Ông Lã Quốc Khánh (ngoài cùng bên trái) - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) cùng các đại biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lã Quốc Khánh - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) cho hay, các Tạp chí ẩm thực nổi tiếng Thế giới có rất nhiều bài viết ca ngợi Việt Nam là điểm đến để trải nghiệm ẩm thực không thể bỏ qua. Họ không chỉ muốn nói đến văn hóa mà ẩm thực Việt Nam đã lan tỏa đến thế giới. Các cơ quan quản lý, Hiệp hội Ẩm thực đã có sự chủ động trong việc tăng cường thúc đẩy, vừa bảo tồn Văn hóa ẩm thực vừa phát triển kinh tế ẩm thực, lan tỏa giá trị Văn hóa ẩm thực, nâng cao nhận thức cộng đồng và lan ra tỏa thế giới.

“Nếu muốn bếp mình trở thành bếp ẩm thực thế giới thì ẩm thực Việt Nam phải là ẩm thực để thực phẩm ngon, lành, ngọt, đầu bếp giỏi. Bảo tồn văn hóa và phát triển lên, làm sao để hành trình của chúng ta trở thành hiện thực, có lẽ đây là một giấc mơ đẹp”, ông Khánh nói.

Ông Lý Quí Trung nhà sáng lập thương hiệu Phở 24 Tôi không thích chữ kinh đô ẩm thực, vì mình biết mình không tới mức kinh đô như vậy, nước nào cũng kinh đô, mình không có dại gì mà tuyên bố mình là số 1, có rất nhiều thứ xung quanh 1 món ăn ngon. Phải biết mình đang ở đâu, để biết đường, hướng, điểm nhấn để quảng bá, tôi nghĩ một là hình ảnh ẩm thực của một quốc gia, định kiến đến từ du khách Việt Nam, đến từ các Nhà Hàng Việt Nam đến thế giới, có bao nhiêu người đặt chân đến Việt Nam. Cho nên các hình ảnh của các Nhà Hàng Việt Nam ở thế giới rất quan trọng.

download-4-1713760545.jpg

Ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Chi hội Nhà hàng Việt Nam (RAV) chia sẻ “Chúng ta nên học hỏi nhiều từ Singapore, họ đã thay đổi hoàn toàn năng suất của họ, trong chương trình năm nay Việt Nam hợp tác với Singapore để phát triển năng suất kinh doanh cho nhà hàng. Bên cạnh chuỗi hội thảo CRC, dự kiến tháng 10, theRESTAURANT Show với rất nhiều hoạt động với các đối tác khu vực Đông Nam Á, làm sao mang ẩm thực Việt Nam phát triển hiệu quả hơn trên thế giới”.

4-1713676139.png

Ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Chi hội Nhà hàng Việt Nam phát biểu

Nói về giá trị văn hóa dinh dưỡng “Ngon và lành” Ông Lưu Duẩn - Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn chia sẻ 5 tiêu chí: Bổ, đủ chất dinh dưỡng để phát triển cho con người; Lành, không gây ra bệnh tật cho con người; Ngon, phù hợp thị hiếu, khẩu vị; Rẻ, đem về kinh tế, để cho mọi người; Văn hóa, cách ăn ở đâu, chỗ nào, ăn với cộng đồng như thế nào.

Đối tượng cần được nghe, là các nhà quản lý, các nhà tư bản, nhà có vốn và những người quản lý đất nước cần nghe, biết, hành động. Ăn uống rất thiếu khoa học, không được chỉnh chu, tự họ không thể lan truyền ra được, truyền đạt bởi những người lãnh đạo, chúng ta và công chúng, chúng ta không liên kết được với nhau. Phần chỉ đạo đã ko quan tâm, họ quan tâm nhiều vấn đề sôi sục hơn. Chúng ta hơi ngộ nhận các từ như kinh đô, hay nhưng phản cảm nếu chúng ta nhận thức không đúng, ông Lưu Duẩn cho biết thêm.

Tại sự kiện lần này, Khoa du lịch - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng góp phần nghiên cứu tính ứng dụng, nhằm sử dụng kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực du lịch và lữ hành thông qua mạng lưới hợp tác rộng khắp để thực hiện nghiên cứu và thúc đẩy trao đổi kiến thức.

Đây là chuỗi hội thảo định kỳ hàng tháng, là cầu nối những người có tâm huyết, tài năng và khát vọng cống hiến cho sự phát triển ngành Nhà hàng, Ẩm thực Việt Nam cả trong nước và quốc tế. Nhằm tạo một môi trường thuận lợi để gặp gỡ, chia sẻ, truyền cảm hứng cho việc phát triển tài năng cũng như thúc đẩy hợp tác, đầu tư để giá trị Văn hoá Ẩm thực Việt Nam được nâng tầm, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Giá trị kinh tế Ẩm thực.

Vân Anh