Tốt bụng “cưu mang” 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này: Tôi đã rất sợ hãi!

Chứng kiến cảnh tượng trong nhà, chị Liu không khỏi bủn rủn tay chân.

Câu chuyện đặc biệt giữa người và rắn của chị Liu đến từ Hắc Long Giang, Trung Quốc khiến nhiều người ngỡ ngàng, không tin đây là sự thật.

Tốt bụng "cưu mang" 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này

Chị Liu sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ không may mất từ rất sớm. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị đã phải bỏ học, một mình lang bạt và bươn chải kiếm sống bằng các nghề lao động tay chân. Mãi tới năm 12 tuổi may mắn gặp được người tốt và được truyền nghề nuôi ong. Sau khi học xong, chị quay lại quê nhà và bắt đầu gây dựng chăm sóc những thùng ong đầu tiên của mình. Vì không muốn ảnh hưởng tới người dân trong làng nên chị Liu một mình đi phát đồi và chuyển lên đó sinh sống. Để tiện chăm sóc đàn ong, chị cũng dựng tạm một căn nhà nhỏ để ở.

Tốt bụng “cưu mang” 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này: Tôi đã rất sợ hãi!- Ảnh 1.

Vì hoàn cảnh khó khăn, chị Liu một mình mưu sinh bằng nghề nuôi ong ở trên đồi. Ảnh: Sohu

Ngày ngày chị dậy từ sớm đi kiểm tra đàn ong sau đó quay về nhà, trong một lần chị vô tình thấy một con rắn lớn xuất hiện ở sân nhà. Nhìn kích thước cùng ngoại hình con vật, chị Liu không khỏi sợ hãi.

Tuy nhiên, con rắn dường như không có ý định tấn công chị Liu. Nó tiếp tục trườn vào trong mái hiên nhà. Chị Liu ban đầu rất sợ hãi, chị định cầm gậy đuổi đánh con rắn, tuy nhiên lúc này trời bắt đầu mưa. Thấy con rắn cũng không có ý tấn công nên chị cũng bỏ ý định đuổi đánh con rắn.

"Khi đó tôi sợ lắm chứ, nhìn nó to như vậy, nhưng tôi đã nghĩ là nếu mình không làm gì nó thì chắc nó cũng không tấn công mình. Hơn nữa trời hôm đó mưa lạnh nên tôi nghĩ nó muốn tìm chỗ ấm áp và khô ráo để trú nhờ. Thế là tôi cho nó trú mưa nhờ luôn, coi như mình giúp nó một chút" chị Liu kể lại.

Vốn nghĩ khi trời tạnh mưa con rắn kia sẽ rời đi. Không ngờ những ngày sau đó nó tiếp tục đến nhà chị Liu. Thậm chí có lần chị bắt gặp hẳn 2 con rắn lớn xuất hiện trong sân nhà. Đỉnh điểm là khi chị phát hiện ra trong góc nhà có một ổ trứng rắn, điều này khiến chị không khỏi tái mặt. Ngay lập tức chị suy nghĩ tới việc tìm người tới giải quyết ổ rắn này, tuy nhiên sau cùng chị lại không nhẫn tâm. Vậy là thay vì đuổi giết, chị Liu quây khu đó lại thành khu riêng cho 2 con rắn và hạn chế qua đó.

Tốt bụng “cưu mang” 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này: Tôi đã rất sợ hãi!- Ảnh 2.

Dễ dàng bắt gặp lớp da rắn lột trong nhà của chị Liu. Ảnh: Sohu

Thời gian cứ thế qua đi, nhờ có căn nhà che mưa chắn gió mùa đông mà ổ trứng đều đã nở. Tới mùa xuân, đàn rắn con bắt đầu rời khỏi ổ quay về rừng.

Chị Liu vốn cho rằng từ nay đàn rắn sẽ không quay lại nữa, không ngờ là sau đó có càng nhiều rắn về nhà hơn.

Cứ như vậy, đàn rắn coi đây là "mái nhà chung", còn chị Liu coi đàn rắn như "hàng xóm". Từ năm 2006 đến nay, chị Liu và đàn rắn đã chung sống với nhau hơn 17 năm.

"Căn nhà rắn" không ai dám đến gần

Căn nhà của chị Liu được người dân xung quanh gọi là "căn nhà rắn" bởi lúc nào cũng có rắn trong nhà.

"Tôi ban đầu đã rất sợ hãi nhưng giờ quen rồi, giờ nhà tôi lúc nào cũng có khoảng 20 con rắn, cứ con này đi thì con khác tới", chị Liu chia sẻ.

Chị cho biết, cũng nhờ có đàn rắn "trông nhà" mà dù ở một mình trên đồi bao năm chị vẫn luôn được an toàn, thậm chí chưa từng bị mất cắp bao giờ vì không ai dám bén mảng tới.

Tốt bụng “cưu mang” 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này: Tôi đã rất sợ hãi!- Ảnh 3.

Đàn rắn và chị Liu đã sống chung dưới một mái nhà hơn 17 năm. Ảnh: Sohu.

Nhiều người khi nghe câu chuyện này thì đều vô cùng bất ngờ, thậm chí có người không tin rằng có chuyện người và rắn cùng chung sống nhiều năm mà không gặp nguy hiểm gì.

Tuy nhiên, qua phóng viên điều tra, đây là sự thật vì những con rắn xuất hiện ở nhà chị Liu thực chất là loài rắn Elaphe carinata hay còn có biệt danh là "nữ thần hôi thối" (rắn xú thanh mẫu).

Đây là loài rắn rất hung dữ, những con trưởng thành có thể nuốt chửng cả rắn lục xanh và rắn hổ mang và nhiều loài động vật khác. Tuy nhiên, dù ngoại hình hung dữ và khá giống rắn hổ mang chúa nhưng chúng lại thuộc họ rắn nước và không có nọc độc. Thức ăn chủ yếu của chúng là chuột, ếch và các loại rắn độc khác.

Do đó, chị Liu chung sống với đàn rắn nước sẽ không gặp nguy hiểm gì, thậm chí còn an toàn hơn vì những loài rắn độc khác ở trong núi cũng sẽ không dám bén mảng tới căn nhà của chị.

Tốt bụng “cưu mang” 1 con rắn, vài ngày sau người phụ nữ tái mặt với cảnh tượng này: Tôi đã rất sợ hãi!- Ảnh 4.

"Căn nhà rắn" mà không ai dám bén mảng tới của chị Liu. Ảnh: Sohu