Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của ông Cường (Nam Ninh, Trung Quốc) được chia sẻ trên nền tảng Sohu.

Sống cùng con nhưng luôn thấy cô đơn

8 năm trước, tôi vui vẻ bắt đầu chuyển đến nhà con trai để giúp đỡ tụi nhỏ chăm cháu. Tôi luôn nghĩ rằng đây là cách tốt nhất để tận hưởng hạnh phúc những năm cuối đời bởi được gần gũi với con cháu. Tuy nhiên, 8 năm trôi qua với bao thăng trầm đã khiến tôi phải suy ngẫm sâu sắc về những năm tháng sau này.

Lúc đó tôi mới nghỉ hưu, ở nhà 1 mình cũng buồn chán. Các con cần người hỗ trợ chăm cháu trai. Tôi nhận gánh vác trách nhiệm này.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất- Ảnh 1.

Ở thời điểm đầu, tôi cảm thấy công việc này không có nhiều khó khăn. Hàng ngày, ở bên cháu, nghe chúng bập bẹ tập nói, rồi lại chập chững học đi, tôi thấy vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, theo thời gian, sức khỏe yếu đi, tôi dần cảm thấy sự vất vả của công việc này. Song không muốn con biết, tôi vẫn cố gắng từng ngày.

Ngoài sự mệt mỏi đó, tôi luôn cảm thấy cô đơn trong chính căn nhà của con trai. Mỗi ngày các con đi làm từ sáng sớm và về khi trời đã khuya. Sống cùng nhưng cả gia đình ít khi có bữa cơm đông đủ thành viên.

Điểm tựa vững chắc nhất là chính mình

Trong hoàn cảnh đó, tôi bắt đầu suy ngẫm: Về già mình nên nương tựa vào ai? Tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời bằng cách đọc nhiều sách về cuộc sống của người già. Tôi nhận ra, nhiều người cao tuổi cũng đang gặp phải vấn đề tương tự.

Sau 1 thời gian tìm tòi, cuối cùng, tôi bắt đầu hiểu ra: Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, điểm tựa vững chắc nhất luôn là chính mình. Con cái dù hiếu thảo, muốn phụng dưỡng cha mẹ đến đâu thì chúng vẫn có cuộc sống và áp lực riêng. Vì thế, người già cũng không thể dựa dẫm toàn bộ vào đó.

Vậy là sau 8 năm sống cùng các con, tôi quyết định chuyển về quê nhà. Từ đây, tôi bắt đầu tham gia sinh hoạt với người dân trong làng nhằm xây dựng các mối quan hệ. Nhờ có câu lạc bộ người cao tuổi, tôi được đi trồng cây, tập yoga, thái cực quyền… cùng với những người tương đồng về lứa tuổi.

Đa số mọi người trong đây đều có lối sống giống như tôi nên dường như tất cả tìm được tiếng nói chung. Chúng tôi thân thiết, gắn bó và sẵn sàng giúp đỡ nhau chứ không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng của đối phương. Mặc dù các con không thể về quê chăm sóc thường xuyên nhưng tôi vẫn nhận được sự quan tâm của những người bạn này.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất- Ảnh 2.

Bên cạnh việc giao lưu với mọi người, tôi còn tìm ra cách để sống vui vẻ, hạnh phúc những năm tháng cuối đời đó là đi du lịch cùng bạn bè. Khi còn trẻ, tôi không có nhiều thời gian cũng như tiền bạc để thăm thú nhiều nơi. Đây có lẽ là thời gian lý tưởng để đặt chân đến những nơi mới chỉ xem trên TV và lắng nghe các câu chuyện thú vị từ những người xa lạ.

Với những gì đã trải qua, tôi tin rằng chỉ có bản thân mình mới là điểm tựa vững chắc vì “Dựa núi, núi đổ; dựa người, người chạy; dựa sông, nước sẽ chảy đi”. Người cao tuổi nên có lối sống riêng, mối quan hệ xã hội riêng và mục tiêu riêng trong cuộc sống. Bạn nên học cách suy nghĩ độc lập, học cách hành động độc lập và học cách sống độc lập. Thông qua đó, bạn có thể thực sự tận hưởng những năm tháng cuối đời một cách êm đềm, vui vẻ.

Câu chuyện trên của ông Cường cũng là lời nhắc nhở cho những người trẻ. Ở vương vị làm con, điều này không có nghĩa là bỏ bê việc chăm sóc cha mẹ mình. Mỗi người con nên sẵn sàng sẻ chia, đồng hành và dành sự yêu thương đặc biệt cho cha mẹ mình. Đó chính là thứ giúp những người già cảm thấy hạnh phúc ở năm cuối đời chứ không phải khoản tiền bạn gửi về nhà hàng tháng. Bầu bạn cùng cha mẹ, quan tâm đến sức khỏe và nói lời yêu thương bố mẹ mỗi ngày là cách tốt nhất để làm tròn trách nhiệm của 2 từ “hiếu thảo”.