Nhà sáng lập, CEO nền tảng thương mại điện tử Tiki - Trần Ngọc Thái Sơn đệ đơn từ chức?

Ông Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập Tiki vào năm 2010 như một nền tảng bán sách trực tuyến. Đến nay, công ty trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam.

Theo nguồn tin của DealStreetAsia, ông Trần Ngọc Thái Sơn, nhà sáng lập và CEO của nền tảng thương mại điện tử Tiki, được cho là đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị công ty. Thông tin này khá bất ngờ bởi ông Sơn là đồng sáng lập Tiki vào năm 2010.  

Lấy cảm hứng từ Jef Bezos của Amazon, Trần Ngọc Thái Sơn sáng lập Tiki vào năm 2010 như một nền tảng bán sách trực tuyến. Tiki là tên viết tắt của 2 từ “Tìm kiếm” và “Tiết kiệm”. 

Đến nay, công ty trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, được định giá gần 1 tỷ USD trong vòng gọi vốn năm 2021 và đang trên đường chinh phục giấc mơ IPO tại Mỹ.

Khởi nghiệp với 5.000 USD

Ông Trần Ngọc Thái Sơn sinh năm 1981, từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành thương mại điện tử tại Đại học New South Wales, Úc năm 2007. Sau đó, ông đã có một thời gian làm thiết kế Web cho Impaq Interactive tại Thái Lan.

Về Việt Nam, ông đã làm ở các vị trí như Giám đốc Marketing cho Vinabook và Quản lý điều hành ở Vega. 

Năm 2010, ông Sơn thành lập Tiki - xuất phát điểm là một nền tảng bán sách tiếng Anh online với nhà kho được đặt tại nhà để xe của gia đình. Sau khi lập gia đình, số tiền ông Sơn có vào khoảng 5.000 USD. Ông đem tất cả đi mua sách với hy vọng có thể bán được và quay vòng vốn. Ban đầu Tiki chỉ có khoảng 100 đầu sách. Khi có đơn hàng, vị doanh nhân này tự đóng gói, rồi giao cho khách.

Nhà sáng lập Tiki - Trần Ngọc Thái Sơn Nhà sáng lập Tiki - Trần Ngọc Thái Sơn

Khi nói về lý do thành lập Tiki, ông Sơn chia sẻ, có 3 lý do chính. Đầu tiên, đó là ông rất thích đọc sách, đặc biệt là sách tiếng Anh nhưng thời điểm đó để mua những cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh yêu thích tại Việt Nam rất khó.

Lý do thứ hai, ông Sơn đánh giá thương mại điện tử Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Lý do thứ ba là ông nhận thấy thị trường thương mại điện tử trong nước còn nhiều hạn chế như hàng không nhiều, việc giao hàng thường diễn ra chậm trễ, hàng hóa kém chất lượng. 

Ông Trần Ngọc Thái Sơn mong muốn tạo ra một nền tảng thương mại điện tử không chỉ bán sách tiếng Anh mà có thể bán mọi thứ. Từ đây, Tiki vươn ra ngoài phạm vi là một nền tảng bán sách trực tuyến, mở rộng bán cả đồ điện tử, mỹ phẩm và nhiều ngành hàng khác.

Năm 2017, Tiki gây chú ý khi khi ra mắt dịch vụ dịch vụ giao hàng nhanh TikiNOW 2h. Đây được coi là bước đột phá tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam và sau này nhiều đối thủ cũng tung ra những dịch vụ tương tự.

Định giá Tiki gần 1 tỷ USD, tham vọng IPO tại Mỹ

Dưới sự dẫn dắt của ông Sơn, Tiki trở thành một trong những startup sáng giá bậc nhất trong nhóm các công ty khởi nghiệp Việt Nam khi nhận được hàng trăm triệu vốn từ các quỹ đầu tư.

Năm 2021, Bloomberg đưa tin, Tiki đã huy động được 258 triệu USD trong vòng gọi vốn do AIA Insurance dẫn đầu. Các nhà đầu tư tham gia vòng này còn có UBS AG London Branch, Taiwan Mobile, Mirae Asset-Naver Asia Growth Fund và cổ đông hiện hữu STIC GIGF. Vòng tài trợ năm 2021 đã đưa mức định giá của Tiki lên tiệm cận trạng thái "kỳ lân" - các startup được định giá từ 1 tỷ USD trở lên. 

2Đầu tháng 5/2022, Tập đoàn tài chính Shinhan (Hàn Quốc) cho biết đã đạt được thỏa thuận mua 10% cổ phần của Tiki. Sau khi thương vụ hoàn tất, Shinhan sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 3 của sàn thương mại điện tử này.

Nhà sáng lập, CEO nền tảng thương mại điện tử Tiki - Trần Ngọc Thái Sơn đệ đơn từ chức? - Ảnh 1

Cùng với đó, Tiki cũng đặt tham vọng IPO trên sàn chứng khoán Mỹ. Một trong những phương án IPO mà Tiki có thể lựa chọn là thông qua việc sáp nhập với một SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) tuy nhiên vẫn chưa có quyết định chính thức nào được công bố.

Dù vậy, trong thời gian gần đây, Tiki đối mặt với cạnh tranh khốc liệt ở mảng thương mại điện tử. Dựa trên tiêu chí lưu lượng truy cập cả trên web và thông qua ứng dụng, Tiki đều đang dần tụt lại phía sau.

Doanh thu giảm, kết quả kinh doanh 2022 của Tiki ảm đạm

Theo hồ sơ pháp lý của Tiki Global có trụ sở ở Singapore, Tiki ghi nhận doanh thu giảm 7% trong năm tài chính 2022 (kết thúc vào tháng 3/2022).

Trong khi đó tổng chi phí tăng 4% so với cùng kỳ. Do đó, khoản lỗ trong hoạt động của "ông lớn" thương mại điện tử này tăng thêm 39% so với năm tài chính trước đó.

Kết quả kinh doanh của Tiki trong năm tài chính 2022 Kết quả kinh doanh của Tiki trong năm tài chính 2022

Tiki, hiện theo đuổi cả mô hình B2B và B2C. Vì lẽ đó, Tiki chia doanh thu thành 2 phần bao gồm doanh thu bán hàng hóa và doanh thu cung cấp dịch vụ, trong đó bán hàng hóa chiếm 88% doanh thu của năm tài chính 2022.

Ở mảng dịch vụ, logistics là lĩnh vực đang mang lại nhiều doanh thu nhất cho Tiki với mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ. Điều này không có gì bất ngờ vì Tiki đã cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh từ lúc đầu, cũng giống như Amazon.

Bên cạnh đó, Tiki cũng đầu tư mạnh vào năng lực và hạ tầng xử lý logistics của mình. Đáng chú ý, doanh thu từ thu phí sàn giao dịch giảm 37%,

Mảng dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất của Tiki là Tiki Ads khi doanh thu tăng 131% so với năm tài chính 2021. Dù vậy, mảng dịch vụ này chỉ chiếm vỏn vẹn 2% tổng doanh thu công ty.

Tổng doanh thu của Tiki giảm 7% trong năm tài chính 2022, giá vốn hàng bán giảm chỉ 1%. Kết quả là biên lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh.