Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ

Thông báo của bà mẹ Trung Quốc trong cuộc họp gia đình khiến người con dâu sững sờ.

*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Lã Tịnh Nghi, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).

Vợ chồng tôi năm nay đều 42 tuổi, có 2 người con. Từ khi lấy nhau đến nay, chúng tôi vẫn sống chung với bố mẹ chồng. Nhà chồng tôi bề thế, có điều kiện nên ai cũng bảo tôi có “số hưởng” mới được rước vào gia đình như thế. Biết phận dâu con trong nhà, tôi luôn cố gắng sắp xếp chu toàn công việc bên ngoài để làm tốt nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ chồng và chăm lo cho gia đình nhỏ của mình.

photo-1713438455484

Ảnh minh họa: Internet

 3 năm trước, bố chồng tôi bị đột quỵ rồi qua đời. Trong suốt một thời gian dài, mẹ gần như suy sụp. Suốt quãng thời gian đó, chỉ có vợ chồng tôi hết lòng chăm sóc và bên cạnh động viên bà. 2 người em của chồng tôi, một trai, một gái đều ở xa và bận rộn nên thi thoảng mới về thăm. Có thể nói, tất cả mọi việc trong nhà đều đến tay tôi. Vì lẽ đó nên trong gia đình, tôi rất được mọi người coi trọng và yêu quý, đặc biệt là mẹ chồng. Tuy nhiên, tôi cho rằng mình đã ngộ nhận điều đó khi biết một sự thật gây sốc sau này.

2 tuần trước, mẹ chồng tôi đột nhiên thông báo muốn bán mảnh đất nhỏ còn lại của gia đình nhân lúc giá BĐS đang tăng vọt. Qua môi giới, mảnh đất đó cũng tìm được chủ nhân mới, còn mẹ chồng tôi thu về 1,7 triệu NDT (gần 6 tỷ đồng). Với số tiền này, mẹ chồng tôi quyết định chia phần lớn cho con cái, bà chỉ giữ lại 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) làm của để dành. Dù chưa công khai cho các con, nhưng tôi nghe chồng kể là mẹ sẽ chia số tiền còn lại cho cậu thứ và cô út. Còn hai vợ chồng đang ở nhà bố mẹ nên sẽ không có phần.

Thông tin này như sét đánh ngang tai với tôi. Nghĩ đến bao năm vất vả lo toan cho gia đình chồng nhưng chẳng được đồng nào khi mẹ chồng bán đất, tôi cảm thấy vô cùng ấm ức và thất vọng. Tôi không tị nạnh với cậu thứ và cô út nhưng càng nghĩ, tôi càng thấy mẹ chồng bất công với mình. Sau khi biết được tin này, tôi thẫn thờ, mất ăn mất ngủ suốt mấy hôm. Chồng tôi không an ủi vợ được câu nào, còn bảo mẹ làm thế là đã có sự tính toán chu toàn cho con cái.

1 tháng sau đó, mẹ chồng tôi yêu cầu 1 buổi họp mặt gia đình với đông đủ các thành viên. Cậu thứ với cô út cũng sắp xếp về nhà để tham gia. Vốn đã biết trước kết quả, tôi không tha thiết gì với cuộc họp nội bộ này, thậm chí còn tính bịa chuyện phải tăng ca để “trốn”. Được chồng khuyên nhủ mãi, tôi mới miễn cưỡng về phụ mẹ nấu một bữa cơm thân mật cho mọi người. Thế nhưng đến lúc nghe mẹ chồng tôi công bố chuyện chia tiền bán đất, tôi lại là người bất ngờ hơn cả.

Bố mất, vợ chồng tôi chăm sóc mẹ chồng suốt 3 năm nhưng không được chia đồng nào khi bà bán đất: Biết lý do, tôi vô cùng xấu hổ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, 1,4 triệu NDT tiền bán đất vẫn được mẹ chồng chia đều cho cậu thứ và cô út. Vợ chồng tôi không được đồng nào trong đó nhưng lại được bà cho hẳn căn nhà 4 tầng đang ở.

“Bao năm nay vợ chồng con đã chăm sóc bố mẹ và gánh vác gia đình này, đây xem như là món quà mẹ cảm ơn 2 đứa. Mẹ cũng già rồi, chẳng còn nhiều thời gian nữa nên quyết định chia tài sản sớm để an tâm dưỡng già, bà quay sang nói với vợ chồng tôi.

Nghe đến đây, không hiểu tại sao mặt tôi lại đanh lại, giọng ấp úng, không nói được lời nào. Chồng tôi nhanh miệng cảm ơn mẹ, cậu thứ và cô út cũng không có ý kiến gì với quyết định của bà. Sau đó, cả gia đình lại vui vẻ ăn cơm và nói chuyện.

Buổi tối ngày hôm đó, tôi lại không ngủ được. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do ấm ức hay bực tức như lúc trước mà là vì xấu hổ, vì cảm thấy tội lỗi. Khi nhìn lại mọi chuyện, tôi thấy mình thật đáng trách. Mẹ chồng từ trước đến nay vẫn luôn đối xử rất tốt với tôi, vậy mà nhiều lúc, tôi lại có những suy nghĩ không tốt về bà. Có lẽ, sự tham lam hay sự ích kỷ ẩn sâu trong tôi đã “sống dậy” và che mắt tôi lúc đó. Cũng may nhờ sự chu đáo và thấu hiểu của mẹ chồng, tôi đã vỡ lẽ ra mọi chuyện. Đây cũng là bài học mà có lẽ cả cuộc đời tôi không bao giờ dám quên.

(Theo Toutiao)